TƯ VẤN MINH LUẬT

Dịch vụ đăng ký làm Giấy Phép Kinh Doanh, 250.000đ – 3 ngày

Tiết kiệm chi phí và thời gian khi sử dụng dịch vụ xin giấy phép kinh doanh tại Minh Luật. Hoàn thành thủ tục làm giấy phép kinh doanh từ 3 ngày – chỉ với 250.000đ.

Nội dung chính:

XÁC ĐỊNH LOẠI HÌNH ĐĂNG KÝ GIẤY PHÉP KINH DOANH

Loại hình thành lập sẽ ảnh hưởng đến thủ tục và chi phí, do đó, bạn cần xác định loại hình trước khi đăng ký giấy phép kinh doanh.

Theo đó, các loại hình phải đăng ký giấy phép kinh doanh bao gồm: hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh).

Tùy vào nhu cầu phát triển kinh doanh mà chọn lựa loại hình thành lập phù hợp, cụ thể:

1. Thành lập hộ kinh doanh cá thể

Hộ kinh doanh cá thể thường là sự lựa chọn ưu tiên của nhiều cá nhân, hộ gia đình khi họ có nhu cầu kinh doanh quy mô nhỏ (như tiệm tạp hóa, tiệm giặt là, quán ăn…), bởi thủ tục xin giấy phép hộ kinh doanh và cách thức hoạt động của hộ kinh doanh khá đơn giản.

Vì không có tư cách pháp nhân, không có con dấu pháp nhân nên hộ kinh doanh không phải nộp báo cáo quý, báo cáo năm như doanh nghiệp.

Hiện tại, hộ kinh doanh không còn bị giới hạn số lượng lao động và có thể đăng ký sử dụng hóa đơn bán hàng điện tử để xuất hóa đơn cho doanh nghiệp. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để hộ kinh doanh có thể dễ dàng mở rộng quy mô cũng như tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng.

2. Thành lập doanh nghiệp, công ty

Nếu quy mô hoạt động kinh doanh lớn, doanh nghiệp cần có tư cách pháp nhân để được pháp luật bảo vệ và được phép xuất hóa đơn giá trị gia tăng (hóa đơn đỏ). Đồng thời, thành lập doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc huy động vốn và giao dịch với đối tác, khách hàng…

Tại bài viết này, Minh Luật sẽ thông tin chi tiết dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh cho 4 loại hình doanh nghiệp sau:

  • Doanh nghiệp tư nhân: Do 1 cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình;
  • Công ty cổ phần: Tối thiểu có 3 cổ đông sáng lập;
  • Công ty TNHH 1 thành viên: Do 1 tổ chức hoặc cá nhân thành lập;
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Từ 2 đến 50 thành viên góp vốn.

Nếu doanh nghiệp vẫn chưa chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp, hãy gọi Minh Luật để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

TỔNG CHI PHÍ ĐĂNG KÝ GIẤY PHÉP KINH DOANH TẠI MINH LUẬT

Trọn gói chi phí dịch vụ làm giấy phép kinh doanh tại Kế toán Minh Luật là 1.000.000 đồng, đã bao gồm các hạng mục chi phí sau:

  1. Phí dịch vụ tại Kế toán Minh Luật;
  2. Lệ phí nộp cơ quan đăng ký kinh doanh;
  3. Lệ phí ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh;
  4. Lệ phí khắc con dấu tròn pháp nhân;
  5. Lệ phí đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp.

THỜI GIAN CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH

Tại Minh Luật, thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh công ty cổ phần hay giấy phép kinh doanh công ty TNHH đều sẽ được hoàn thành nhanh chóng, chỉ trong khoảng thời gian từ 3 ngày làm việc.

Kế toán Minh Luật sẽ thay bạn thực hiện các việc sau:

  1. Soạn toàn bộ hồ sơ đăng ký xin giấy phép kinh doanh;
  2. Trình khách hàng ký hồ sơ tận nơi – miễn phí chi phí giao nhận;
  3. Đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ xin giấy phép kinh doanh tại Sở KH&ĐT;
  4. Chỉ trong vòng 3 ngày làm việc, Sở KH&ĐT sẽ kiểm duyệt hồ sơ và cấp GPKD;
  5. Đại diện doanh nghiệp nhận giấy phép kinh doanh tại Sở KH&ĐT;
  6. Bàn giao giấy phép kinh doanh cùng con dấu pháp nhân tận nơi – miễn phí giao nhận.

Trong khi đó, bạn chỉ cần cung cấp cho Minh Luật các thông tin đơn giản như:

  1. Thông tin công ty dự kiến: tên công ty, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ và tỷ lệ vốn góp của từng thành viên/cổ đông…;
  2. Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu không quá 6 tháng của người đại diện pháp luật, chủ sở hữu, thành viên góp vốn hoặc cổ đông sáng lập (tùy từng loại hình công ty).

6 LỢI THẾ KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ GIẤY PHÉP KINH DOANH TẠI MINH LUẬT

Dịch vụ xin cấp giấy phép kinh doanh tại Minh Luật không chỉ có chi phí hợp lý, tốc độ hoàn thành hồ sơ nhanh chóng, mà còn có 6 lợi thế riêng biệt mà không phải đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập nào cũng có.

6 ưu điểm tại dịch vụ xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Kế toán Minh Luật:

  1. Cam kết chi phí trọn gói và không phát sinh chi phí;
  2. Tiếp nhận thông tin và hoàn thành hồ sơ chỉ trong vòng 120 phút;
  3. Sử dụng dịch vụ tận nhà miễn phí trong suốt quá trình thực hiện thủ tục;
  4. Cam kết bàn giao đúng hẹn (sau khi Sở KH&ĐT cấp giấy phép kinh doanh);
  5. Hỗ trợ tư vấn miễn phí các vấn đề pháp lý trước khi thành lập như loại hình thành lập, mã ngành nghề, vốn điều lệ, điều kiện xin giấy phép kinh doanh… cho từng khách hàng;
  6. Hỗ trợ tư vấn miễn phí các vấn đề về thuế, nhằm tối ưu số tiền thuế phải nộp mà vẫn đúng quy định.

Lưu ý:

Việc chọn sai các thông tin trước khi thành lập sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và số tiền thuế phải nộp. Do đó, thay vì chỉ tiếp nhận nhu cầu của khách hàng và tiến hành thủ tục thành lập như những đơn vị khác, Minh Luật cần bạn chia sẻ định hướng kinh doanh để có thể hỗ trợ tư vấn giải pháp tối ưu về thuế và các vấn đề pháp lý.

6 VIỆC CẦN LÀM SAU KHI ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH

Để tránh bị cơ quan chức năng xử phạt, ngay sau khi được cấp giấy phép kinh doanh, bạn nên thực hiện đủ các thủ tục pháp lý bắt buộc dưới đây.

6 yêu cầu pháp lý bắt buộc thực hiện sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:

  1. Soạn và nộp hồ sơ khai thuế ban đầu: TP. HCM – 500.000 đồng | Hà Nội – 1.000.000 đồng – Giảm ngay 500.000 đồng khi sử dụng dịch vụ kế toán tại Minh Luật;
  2. Đăng ký mở tài khoản ngân hàng – Miễn phí khi sử dụng dịch vụ xin giấy phép kinh doanh tại Kế toán Minh Luật;
  3. Làm thủ tục đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử – Miễn phí thủ tục đăng ký khi sử dụng dịch vụ làm đăng ký kinh doanh tại Minh Luật;
  4. Mua thiết bị chữ ký số – 1.350.000 đồng/năm (thanh toán cho nhà mạng Viettel);
  5. Đặt bảng tên công ty – 200.000 đồng/bảng 20×30 cm;
  6. Hoàn thiện các điều kiện về giấy phép con, chứng chỉ, vốn…

CÁC LOẠI GIẤY PHÉP CON, CHỨNG CHỈ CẦN XIN SAU KHI ĐĂNG KÝ KINH DOANH

Đối với những ngành nghề kinh doanh ngành nghề có điều kiện, sau khi có giấy phép kinh doanh (giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) thì công ty, hộ kinh doanh cá thể phải làm thủ tục xin giấy phép con mới được phép đi vào hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp.

Tuy nhiên, trước khi gợi ý về các loại giấy phép con, chứng chỉ của một số lĩnh vực phổ biến, Minh Luật sẽ chia sẻ cho bạn một vài thông tin về giấy phép con để bạn biết được đây là loại giấy gì?

1. Giấy phép con là gì?

Thực tế, giấy phép con có tên chính xác là “giấy phép kinh doanh” (hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động ngành nghề) nhưng do trong giao tiếp hàng ngày mọi người thường dùng thuật ngữ “giấy phép kinh doanh” để nói về “giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh” nên dẫn đến dễ bị nhầm lẫn.

Đó cũng là lý do mà bạn thường thấy cá nhân/tổ chức muốn thành lập công ty, hộ kinh doanh thay vì sử dụng thuật ngữ chính xác là “xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh” hoặc “giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp” thì họ lại dùng thuật ngữ thông dụng là “xin giấy phép kinh doanh”.

Để không bị nhầm lẫn, bạn có thể hiểu về giấy phép con như sau:

  • Là loại giấy phép chỉ được cấp sau khi doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Là loại giấy phép bắt buộc phải có đối với những doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể kinh doanh ngành nghề có điều kiện;
  • Giấy phép con có thời hạn sử dụng, còn giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì không có thời hạn. Sau khi giấy phép con hết hiệu lực, doanh nghiệp, hộ kinh doanh bắt buộc phải làm thủ tục gia hạn thì mới có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh ngành nghề có điều kiện.

2. Các loại giấy phép con, chứng chỉ cần xin sau khi đăng ký kinh doanh

Như Minh Luật đã chia sẻ, doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện sau khi thành lập thì bắt buộc phải có giấy phép con mới có thể hoạt động một cách hợp pháp. Và tùy thuộc vào mỗi ngành nghề đăng ký mà loại giấy phép con cần có cũng sẽ khác nhau. Cụ thể:

2.1. Đối với ngành nghề kinh doanh rượu

Tùy vào hình thức bán lẻ, bán buôn hay tiêu dùng rượu tại chỗ mà bạn bắt buộc phải xin 1 trong 3 loại giấy phép con sau:

  • Giấy phép bán lẻ rượu;
  • Giấy phép bán buôn rượu;
  • Giấy phép đăng ký bán tiêu dùng rượu tại chỗ.

2.2. Đối với ngành nghề du lịch, lữ hành

Tùy vào việc công ty bạn kinh doanh, cung cấp dịch vụ du lịch lữ hành nội địa hay lữ hành quốc tế mà bạn phải có 1 trong 2 loại giấy phép sau:

  • Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa;
  • Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.

2.3. Đối với ngành nghề kinh doanh nhà ở lưu trú, khách sạn

Đối với những ngành nghề này, bạn bắt buộc phải có 2 loại giấy phép con sau:

  • Giấy phép phòng cháy chữa cháy;
  • Giấy phép an ninh trật tự.

2.4. Đối với ngành nghề liên quan đến an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm

Nếu công ty bạn hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực liên quan đến cung ứng thực phẩm hoặc bạn muốn các sản phẩm, hàng hóa mà mình kinh doanh có thể lưu hành trên thị trường thì phải có 1 trong các loại giấy phép sau:

  • Bản cam kết đảm bảo ATTP;
  • Giấy chứng nhận ISO 22000;
  • Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Giấy chứng nhận tiêu chuẩn HACCP;
  • Giấy phép công bố sản phẩm;
  • Giấy phép lưu hành sản phẩm CFS;
  • Giấy chứng nhận ISO 9001:2015;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch.

2.5. Đối với doanh nghiệp muốn bảo vệ nhãn hiệu, thương hiệu

Những doanh nghiệp muốn bảo vệ thương hiệu, nhãn hiệu tránh các hành vi đạo nhái, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhận diện, hình ảnh công ty thì ngoài các giấy phép liên quan đến ngành nghề, bạn có thể xin thêm 1 trong 2 loại giấy phép sau:

  • Bản quyền tác giả;
  • Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

2.6. Đối với các ngành nghề có điều kiện khác

Ngành nghề kinh doanh Giấy phép con
Xây dựng Giấy phép xây dựng
Dịch vụ in ấn Giấy phép hoạt động ngành in
Dịch vụ bảo vệ Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự
Dịch vụ quảng cáo Giấy phép quảng cáo
Sản xuất thuốc thú ý Giấy phép sản xuất thuốc thú y
Dịch vụ tư vấn du học Giấy phép tư vấn du học
Mở trung tâm ngoại ngữ Giấy phép trung tâm ngoại ngữ
Kinh doanh vận tải bằng ô tô Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Kinh doanh phòng khám đa khoa/chuyên khoa Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh phòng khám
Hoạt động trang thông tin điện tử (ICP) Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử
Cung cấp dịch vụ diệt khuẩn, diệt côn trùng Giấy phép diệt côn trùng và diệt khuẩn
Thu gom và xử lý chất thải nguy hiểm – Giấy phép xử lý chất thải nguy hại
– Giấy phép môi trường

Nếu doanh nghiệp của bạn muốn hoàn thiện giấy phép con cho bất cứ lĩnh vực nào có thể liên hệ Kế toán Minh Luật để được tư vấn chi tiết về loại giấy phép phù hợp với ngành nghề kinh doanh và nhận báo giá cụ thể.

CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI ĐĂNG KÝ GIẤY PHÉP KINH DOANH

1. Đăng ký giấy phép kinh doanh hết bao nhiêu tiền?

Với dịch vụ đăng ký làm giấy phép kinh doanh tại Minh Luật, tổng chi phí là 1.000.000 đồng, đã bao gồm các hạng mục như là:

  1. Soạn toàn bộ hồ sơ đăng ký xin giấy phép kinh doanh;
  2. Trình khách hàng ký hồ sơ tận nơi – miễn phí chi phí giao nhận;
  3. Đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ xin giấy phép kinh doanh tại Sở KH&ĐT;
  4. Đại diện doanh nghiệp nhận giấy phép kinh doanh tại Sở KH&ĐT và bàn giao tận nơi.

2. Xin giấy phép kinh doanh mất bao lâu?

Thông thường, nếu tự làm, doanh nghiệp sẽ mất từ 5 – 7 ngày để chuẩn bị, nộp hồ sơ và chờ kết quả từ Sở KH&ĐT. Nhưng với dịch vụ tại Minh Luật, Sở KH&ĐT sẽ cấp giấy phép kinh doanh trong vòng 3 ngày. Sau đó, Minh Luật sẽ bàn giao giấy phép cùng con dấu tận nhà bạn.


3. Làm giấy phép kinh doanh cần những gì?

Bạn chỉ cần cung cấp cho Minh Luật CMND/CCCD/hộ chiếu người đại diện pháp luật, thành viên/cổ đông. Đối với các thông tin thành lập như tên, vốn, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh… Minh Luật sẽ hỗ trợ tư vấn miễn phí nếu bạn vẫn chưa có quyết định phù hợp. Gọi ngay cho Minh Luật theo số 0973 756 746 để được hỗ trợ.


4. Làm giấy phép kinh doanh ở đâu?

Cơ quan cấp giấy phép kinh doanh là Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở KH&ĐT.


5. Cách xin giấy phép kinh doanh?

Để làm thủ tục đăng ký giấy chứng nhận doanh nghiệp, đầu tiên bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định bao gồm: điều lệ công ty, giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, danh sách thành viên/cổ đông, CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện pháp luật, thành viên/cổ đông, giấy ủy quyền…

Sau đó bạn nộp hồ sơ xin giấy phép kinh doanh tại Sở KH&ĐT và chờ kết quả trong khoảng 3 – 5 ngày làm việc.

➨ Để tiết kiệm thời gian và chi phí phát sinh, bạn chỉ cần liên hệ Minh Luật theo số 0973 756 746 để Minh Luật thay bạn làm mọi việc nhé.


Gọi cho chúng tôi theo số 0973 756 746 để được hỗ trợ.

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

GẦN XONG! HÃY GIÚP CHÚNG TÔI TRẢ LỜI BẠN.

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn

Gửi nhanh